Sản phẩm dự thi 2021
Nẹp nghỉ bàn tay
Yếu, liệt hoặc co cơ chi trên là bệnh thường gặp ở những bệnh nhận bị tổn thương não (đột quỵ, chấn thương sọ não, bại não). Bệnh thường làm cho các ngón tay, bàn tay và cổ tay của bệnh nhân bị cứng, co rút gập hoặc biến dạng. Sản phẩm Nẹp nghỉ bàn tay là một ý tưởng sáng tạo đơn giản từ chị Thùy Dương, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu, nhằm giúp bệnh nhân khắc phục tình trạng này.
Số lượt bình chọn: 508
Bàn tập đứng cho trẻ bại não
Bàn tập đứng cho trẻ bị bại não là một thiết bị cần thiết giúp trẻ tập đứng sớm an toàn, phòng ngừa được một số biến chứng về hô hấp do nằm lâu trên giường bệnh, ổn định khớp hông và cải thiện quá trình phát triển của trẻ. Anh Phương, kỹ thuật viên vật lý trị liệu làm việc tại khoa nhi, Bệnh viện Phục Hồi chức năng Hà Nội đã thiết kế chiếc bàn tập đứng nhỏ gọn, phù hợp với trẻ nhỏ và với chi phí thấp được làm từ các vật liệu dễ mua: khung thép, gỗ công nghiệp, mút đệm, da và bánh xe.
Số lượt bình chọn: 1224
Khăn tắm điều chỉnh
Những bệnh nhân sau tai biến thường bị yếu một nữa người bên trái hoặc bên phải. Vì vây, chức năng tay của bên cơ thể bị yếu thường rất hạn chế nên việc tự tắm rửa hàng ngày gặp nhiều khó khăn. Chị Linh Lan, một nhà hoạt động trị liệu, đang công tác tại dự án VNAH đã tạo ra chiếc khăn tắm điều chỉnh nhằm giúp những bệnh nhân này tự tắm rửa một cách dễ dàng.
Số lượt bình chọn: 566
Găng tay cầm nắm đa năng
Những người bị tổn thương dây thần kinh quay, đám rối thần kinh cánh tay, bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não, bị tổn thương tủy sống cổ thường bị khó khăn trong việc duỗi cổ bàn tay dẫn tới khó khăn trong sinh hoạt.
Số lượt bình chọn: 2907
Chiếc bút đặc biệt
Trang, cán bộ của Trung tâm Phát triển Sức khỏe Bền Vững (VietHealth), đã từng làm việc với trẻ khuyết tật và thấy được nhiều khó khăn của trẻ, đặc biệt đối với nhóm trẻ bại não. Một trong những thách thức nổi bật đối với nhóm trẻ này là việc cầm nắm bút để viết khi trẻ đến tuổi đi học.
Số lượt bình chọn: 1038
Ống bàn tay
Bạn Hoa là sinh viên năm cuối trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương. Trong quá trình học tập và đi lâm sàng tại các bệnh viện, Hoa nhận thấy những vấn đề mà người khuyết bàn tay gặp phải. Họ gặp rất nhiều trở ngại trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Số lượt bình chọn: 787
Vòng tròn tập tô màu
Trẻ em mắc chứng bệnh tự kỷ thường gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp, ngôn ngữ, hình thể. Một trong những khó khăn với trẻ ở lứa tuổi đi học là trẻ khó tập trung nhìn vào sách/vở để thực hiện tô/viết. Chị Thủy, có người thân là trẻ tự kỷ, đã tìm ra cách để giúp trẻ khắc phục vấn đề này. Từ những miếng bìa nhựa hoặc mica có kích thước khoảng 7 x 10 cm, chị Thủy khéo léo đục trên đó những ô nhỏ hình tròn với nhiều kích cỡ khác nhau.
Số lượt bình chọn: 702
Bộ dụng cụ làm bếp
Những thợ cơ khí, thợ ống nước khi làm việc thường có những bộ đồ nghề dụng cụ chuyên nghiệp. Những đầu bếp, những người phụ nữ thích nấu nướng cũng sắm cho mình những dụng cụ nấu bếp phong phú và chuyên nghiệp không kém. Bác sỹ Châu và các đồng nghiệp tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai đã trang bị cho những bệnh nhân bị yếu bàn tay của mình một bộ dụng cụ nhà bếp thật đặc biệt và chuyên nghiệp. Những dụng cụ này cho phép người bệnh sử dụng bên tay bị yếu cầm nắm những dụng cụ làm bếp một cách chắc chắn.
Số lượt bình chọn: 733
Áo ngực tiện dụng
Chị Lan là một cán bộ Hoạt động trị liệu, hiện đang công tác tại Hội trợ giúp Người Khuyết Tật Việt Nam (VNAH) gửi về cuộc thi sáng kiến chiếc áo ngực điều chỉnh cho những phụ nữ bị yếu một bên người, gặp khó khăn trong việc mặc trang phục.
Số lượt bình chọn: 668
Bàn chải treo tường
Việc rửa tay sạch là một công việc đơn giản với mọi người nhưng lại có thể là một thử thách với những bệnh nhân sau đột quỵ, chấn thương sọ não bị liệt một tay hoặc bị đoạn chi. Làm thế nào để rửa tay sạch chỉ với một tay? Anh Sỹ và các đồng nghiệp tại Hà Nội đã có câu trả lời cho vấn đề này.
Số lượt bình chọn: 3004
Khung tập đi
Anh Nam có anh trai bị tai nạn chấn thương sọ não. Do bị ảnh hưởng, anh trai của anh Nam bị yếu chân và tay, không thể tự đi lại được. Các bác sĩ yêu cầu gia đình dìu bệnh nhân tập đi hàng ngày để cải thiện sức khỏe và đi lại được trở lại.
Số lượt bình chọn: 643
Dụng cụ hỗ trợ ăn uống #5
Chúng tôi nhận được các sản phẩm dụng cụ hỗ trợ việc ăn uống hàng ngày của người khuyết tật. Mỗi sản phẩm đều là một sự sáng tạo mang đến sự ngạc nhiên. Bởi lẽ, chúng được sáng tạo từ những vật dụng có sẵn trong nhà.
Số lượt bình chọn: 624
Máy cẩu gắn tường
Với mong muốn những người bị liệt tứ chi, mất vận động di chuyển từ giường sang xe lăn được dễ dàng hơn, chị Thủy đến từ Hà Nội đã tạo ra một công cụ hỗ trợ có cấu tạo như một chiếc cần cẩu tự động chạy bằng điện để nâng cơ thể người nằm trên giường.
Số lượt bình chọn: 579
Dụng cụ hỗ trợ ăn uống (thìa) #4
Với mong muốn giúp đỡ những người bị liệt tứ chi, yếu tay, mắc bệnh bại não… vốn không thể thực hiện các hoạt động cầm nắm, anh Chung sống tại Đông Anh, Hà Nội đã cải tại chiếc thìa ăn cơm để có thể sử dụng dễ dàng hơn suốt các bữa ăn hàng ngày.
Số lượt bình chọn: 598
Chiếc bút băng dán
Chị Hằng là một kỹ thuật viên Hoạt động trị liệu tại bệnh viện Chợ Rẫy (Tp.HCM). Bệnh nhân của chị thường không thể thực hiện được cử động cầm nắm của bàn tay. Mong muốn của bệnh nhân sau khi xuất viện là có thể sử dụng bút để kí tên, viết giấy tờ để quay lại công việc của mình.
Vì vậy, chị Hằng đã nghĩ ra một dụng cụ hỗ trợ viết dựa trên kiến thức được truyền thụ khi còn là sinh viên. Dụng cụ này hỗ trợ những người gặp khó khăn trong thực hiện các cử động ở bàn tay như người bị đột quỵ, bị các chấn thương ở tay về gân và đặc biệt là tổn thương thần kinh ngoại biên, phỏng,….giúp họ có thể cầm bút để viết (các ngón tay ở tư thế gập hoặc các ngón tay ở tư thế duỗi) hoặc hỗ trợ viết với sự tham gia một phần của ngón cái.
Số lượt bình chọn: 540
Dây kéo
Tay chân ông Hoàng Thanh vài năm trở lại đây bị yếu dần. Ông không thể tự ngồi dậy khi đang ở tư thế nằm. Hàng ngày người nhà phải đỡ ông dậy một cách vất vả. Vì vậy, ông Thanh đã nghĩ ra một dụng cụ giúp ông tự ngồi dậy và giảm bớt gánh nặng cho người thân . Khi ngồi dậy, ông Thanh nắm lấy một sợi dây buộc ở cửa sổ và dùng tay kéo. Người nhà của ông chỉ cần đỡ nhẹ thêm một chút ở lưng để giúp ông ngồi ngồi dậy dễ dàng.
Số lượt bình chọn: 538
Cây gậy móc áo
Bạn Thơ, hiện đang là sinh viên năm 3, ngành Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Đại học Y dược TP.HCM nhận thấy những người khuyết tật vận động và phải dùng xe lăn bị hạn chế với một số hoạt động hàng ngày như phơi quần áo, lấy đồ vật ở vị trí trên cao.
Số lượt bình chọn: 513
Dụng cụ hỗ trợ cho ăn uống #3
Chị Huệ - một cán bộ y tế tại bệnh viện - thường xuyên làm việc với nhiều bệnh nhân bị hạn chế chức năng của chi trên với các ngón tay bị co cứng. Bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn với việc cầm nắm và sử dụng đũa ăn hàng ngày. Chị đã tự làm ra nhiều dụng cụ trong quá trình điều trị và giúp người khuyết tật cải thiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày.
Số lượt bình chọn: 783
Giá đỡ điện thoại
Cậu bé Nhật Anh, 14 tuổi, bị bệnh bại não, hay sử dụng điện thoại để lướt mạng internet. Cậu bé cầm mọi thứ đều khó khăn hơn những người khác. Với sự giúp đỡ của người thân, cậu đã làm ra một dụng cụ hỗ trợ thay cho giá đỡ điện thoại, giúp cố định điện thoại khi phải nằm xem và dễ di chuyển trong nhà.
Số lượt bình chọn: 499
Đai nâng bàn chân
Trong quá trình học tập tại bệnh viện, được tiếp cận nhiều bệnh nhân, Phương Liên - sinh viên khoa Phục Hồi Chức Năng trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương quan sát thấy nhiều bệnh nhân bị bàn chân rủ không chỉ ảnh hưởng khớp cổ chân mà còn ảnh hưởng khớp gối, khớp háng, cột sống và cả dáng đi. Vì vậy, bạn Liên đã nghĩ ra 1 sản phẩm tự làm có thể nâng đỡ bàn chân rủ ấy lên tư thế vuông góc với cẳng chân. Nhờ đó cải thiện vấn đề dáng đi, cải thiện chức năng đi lại cho người bệnh. Và người bệnh cũng sẽ tự tin hơn khi bước đi và khi tham gia vào các hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Số lượt bình chọn: 597
Chiếc ghế nâng
Bà ngoại đã 80 tuổi của anh Cường không thể đi lại được sau một lần tai nạn. Sau khi tìm hiểu các thiết bị hỗ trợ người khuyết tật vận động, anh Cường nhận thấy chúng đều không phù hợp do có giá bán cao, kích thước to - không phù hợp không gian trong nhà.
Anh Cường đã quyết định tự làm ra chiếc ghế nâng chạy bằng điện, điều khiển từ xa với giá thành chỉ bằng 1/5 ghế bán trên thị trường.
Số lượt bình chọn: 646
Thanh tập đi
Các bài tập chống teo cơ, tăng cường chức năng cơ, xương, khớp, thăng bằng là hết sức quan trọng với những người bị hạn chế vận động. Anh Vàng ở Quảng Trị, đã tạo ra một dụng cụ là thanh song song tập đi cho con trai có đôi chân bị yếu từ những vật liệu sẵn có ở gia đình.
Số lượt bình chọn: 511
Đệm xe lăn
Với những người phải ngồi trên xe lăn hàng ngày, vùng mông bị tì đè thường xuyên gây ra những phiền toái như lở loét vùng da. Anh Thắng, một người dùng xe lăn, ở tỉnh Quảng trị đã tạo ra một dụng cụ hỗ trợ nhằm khắc phục vấn đề do phải ngồi trong thời gian dài, với chi phí thấp và dễ làm.
Số lượt bình chọn: 574
Chiếc ghế không chân
Ban tổ chức cuộc thi rất ấn tượng với phần trình giới thiệu sản phẩm dự thi và sự tâm huyết của nhóm tác giả. Sau đây là đoạn trích:
… Ngày ấy, chúng tôi –những sinh viên Vật lý trị liệu, Bộ môn Kỹ thuật Phục hồi chức năng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - được trải nghiệm một môn học được can thiệp Vật lý trị liệu tại cộng động rất ý nghĩa tại một xã xa xôi thuộc tỉnh Bình Phước.
Số lượt bình chọn: 620
Dụng cụ di chuyển trên sàn nhà
Trong một số hoàn cảnh cụ thể, có khi một chiếc xe lăn tiêu chuẩn cũng không đáp ứng được những nhu cầu đặc biệt của người khuyết tật, nhất là với những người bị yếu cả chi trên.
Anh Sự đã tự làm cho con trai của mình một chiếc ván trượt để giúp chàng trai có thể tự di chuyển trong nhà mà không cần tới người khác giúp đỡ. Chiếc ván này có ưu điểm là gần với sàn nhà và nhẹ giúp cho người sử dụng có thể dễ dàng di chuyển và chuyển xuống dưới sàn nhà để sinh hoạt.
Số lượt bình chọn: 668
Kẹp và Viết
Bạn đã bao giờ thử dùng bút viết mà không dùng tới ngón tay cái? Sẽ rất khó khăn phải không nào. Những người bị mất ngón tay hoặc chức năng vận động của các ngón tay thường gặp khó khăn khi phải dùng tới bút viết.
Để giúp họ vượt qua những thử thách không nhỏ này, anh Tuấn (giảng viên trường ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương) đã cải tiến chiếc bút thông thường để có thể kẹp vào bàn tay và viết.
Số lượt bình chọn: 1945
Dụng cụ hỗ trợ cho ăn uống #2
Với nhiều người gặp hạn chế trong việc sử dụng bàn tay do các ngón tay bị co cứng, việc cầm một chiếc cốc để uống nước là một thách thức không nhỏ.
Anh Tuấn, giảng viên tại ĐH Kỹ thuật y tế Hải Dương, đã sáng tạo ra dụng cụ giúp người khuyết tật có thể tự mình sử dụng cốc uống nước.
Số lượt bình chọn: 1242
Xe tập chân
Dụng cụ hỗ trợ tập luyện hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi các chức năng vận động và sinh hoạt. Nhưng các dụng cụ này thường có giá bán cao trên thị trường.
Do vậy, anh Đức sống tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã tự làm ra chiếc máy tập chân cho người thân của mình để có thể sử dụng hàng ngày với chi phí không mấy tốn kém và dễ làm.
Số lượt bình chọn: 674
Dụng cụ trợ giúp ăn uống #1
Dụng cụ hỗ trợ trong sinh hoạt hàng ngày cho những người bị đoạn chi trên thường khó tìm mua được hoặc có giá bán cao trên thị trường. Việc tự làm được một dụng cụ hỗ trợ sinh hoạt đôi khi cần tham khảo các sản phẩm công thái học từ những chuyên gia phục hồi chức năng. Anh Tuấn, giảng viên y khoa tại Hải Dương, đã mang đến cuộc thi một sản phẩm giúp mọi người có thể tự làm được bằng những vật liệu sẵn có. Dụng cụ này gồm hai phần: phần giá đỡ cốc có hai sợi dây chun giúp giữ chặt chiếc cốc, phần còn giúp cánh tay luồn qua và có băng dính ôm lấy cánh tay.
Số lượt bình chọn: 1252